Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Những đứa trẻ thiếu mẹ
Còn tôi, hạnh phúc với suy nghĩ rằng, khi có một sợi dây yêu thương bền chặt gắn kết thì chúng tôi sẽ mang những gương mặt giống nhau.

Ngày cơ sở sản xuất gỗ của bố bị phá sản, phải bán luôn căn nhà đang ở, mẹ thản nhiên tính chuyện bỏ qua Malaysia làm công nhân, lấy lý do vì phải lo kiếm tiền nuôi tôi ăn học. Năm ấy tôi học lớp lá, học phí chẳng bõ bèn gì. Tôi gào lên: "Con không đi học, con cũng không cần ăn, mẹ ở lại đi, mẹ!".

Tôi không hình dung được xa mẹ sẽ thế nào, chỉ thấy sợ hãi. Một đứa trẻ học lớp lá vẫn chưa hình dung được hết những phiền phức khi xa mẹ.

Bố chán nản tới mức không buồn nói năng gì. Hằng ngày, ông nhận mấy đồ điện gia dụng để sửa giết thời gian nhàn rỗi và đắp đổi những bữa ăn vạ vật của hai bố con. Khi bắt đầu nguôi ngoai sự chán nản, buổi tối bố đợi lúc tôi ngủ say, rón rén dậy, khóa cửa cẩn thận tranh thủ làm thêm vài cuốc xe ôm.

Có khi tôi bất thình lình tỉnh dậy, quờ tay tứ phía không có bố, khóc đến khản tiếng. Tôi chỉ ngưng khóc khi nghe tiếng mở khóa lách cách và tiếng bố vội vã: "Có bố đây, bố về đây, con đừng sợ".

Bố tôi trở về nhà nội sau nhiều năm bôn ba thành thị mà thất bại thảm hại. Về có bà trông cháu, bố sẽ yên tâm hơn khi đi làm.

* * *

Lý là đứa bạn thân đầu tiên của tôi khi tôi về sống ở quê nội. Nhà nó chỉ có một bà, một cháu. Bố nó hằng ngày vẫn cười tươi trên bàn thờ. Tôi hòa đồng khá nhanh với con nít ở quê và thích tất cả những trò chơi lạ lẫm mà mình được kéo theo chơi chung. Nhóm có dăm bảy đứa, thằng Lý trở thành bạn thân nhất của tôi.

Bà nội là niềm tự hào đến mức trong mọi câu chuyện của thằng Lý, kiểu gì nó cũng vòng vèo lái tới chủ đề bà nội. Nó thường hãnh diện khoe: "Mắt bà tôi mù đến nơi nhưng thực ra bà tinh lắm, bà xâu kim còn chẳng cần nhìn, bà thêu tay chẳng bao giờ sai đường kim mũi chỉ".

Nó trỏ tay lên chếch bên tường nhà, nơi đặt những bức thêu tay tuyệt đẹp. Đó là sản phẩm gia truyền bà nội gìn giữ, đồng thời nuôi sống nó bằng những bức thêu tay ấy.

Đó là chuyện của năm nảo năm nào, khi tôi còn rất bé. Thằng Lý cũng gầy nhẳng, đen đúa, bẩn thỉu trông rất ngứa mắt. Tôi lớn, không xinh, ngổ ngáo vì được bà nội cưng chiều, bố vắng nhà thường xuyên vì công việc còn mẹ thì không trở về thăm một lần nào từ độ ra đi.

Đám con gái cùng lớp vẫn có dăm ba anh ghé nhà uống trà trò chuyện. Thằng Lý từ từ hết bẩn, học giỏi có tiếng, biết ăn bận gọn gàng, được xem là trai đẹp thông minh - hình mẫu lý tưởng trong mắt nhiều cô gái.

* * *

Tôi thích hút thuốc. Chính xác thì thích đốt thuốc, ngó và nhìn khói thuốc bảng lảng bay lên bện quằn quện trong sương mờ ban sớm trong quán cà phê Violet đã quá quen. Nhất là khi anh người yêu đầu tiên của tôi học ở Sài Gòn, hò hẹn đã đời rồi nuốt lời, ở lại lấy vợ.

Phải khó khăn lắm tôi mới thấy mình có cảm giác yêu thương một chàng trai, và khó khăn gấp bội khi chia tay. Khói thuốc trở thành bạn thân, ngoài Lý. Lý dạo này trở tính, kiên quyết gọi tôi là em:

- Em nhìn xem, cả quán, em là cô gái hút thuốc duy nhất.

- Có phiền không? Mắc cười quá, tại sao lại phải giống những cô gái khác? - Tôi hỏi trổng.

- Anh chỉ không muốn nhìn em gầy rộc đi, răng xỉn màu vì khói thuốc.

- Ra chỗ kia mà ngồi - Tôi trỏ tay qua một góc khác.

Lý nhún vai, lặng im thoáng chốc và vu vơ đánh trống lảng qua câu chuyện khác, quăng lại nụ cười tỏ vẻ bất lực, mặc kệ sự lựa chọn của tôi.

Lý kể, bà nội muốn Lý nối nghiệp thêu thùa của gia đình nhưng Lý là con ngựa bất kham, không thể ngồi một chỗ lâu được.

- Vậy ông thích nghề gì?

- Nghề báo. Nghề ấy, sẽ đưa anh thoát nghèo, thoát cả những lối mòn chật chội.

Hỏi điều ấy và trả lời điều ấy có vẻ phi lý, khi mà Lý đã học năm cuối Báo chí còn tôi học năm cuối trường Luật.

Ngày Lý nhận tháng lương đầu tiên của nghề báo, hỏi tôi:

- Em muốn mua gì, anh muốn tặng quà cho em?

- Nhẫn kim cương, được không?

- Được, nhưng anh chưa đủ tiền. Khi có đủ tiền sẽ mua nhen?

Tôi thổi làn khói thuốc mỏng mảnh lên trời, ngước mặt cười nhếch:

- Tào lao.

Thực ra thì đứa tào lao trước là tôi. Nhưng Lý chẳng bao giờ cự cãi những điều vớ vẩn thế. Tôi luôn là đứa nói cuối cùng trong những câu chuyện.

Lý thành công khá nhanh trong công việc. Chẳng ai bất ngờ vì điều đó với người nhiều tố chất tốt như Lý. Điều bất ngờ xảy ra khi một ngày kia, công an bắt quả tang Lý nhận tiền để bênh doanh nghiệp.

Tôi xin vào thăm Lý nhưng chưa bao giờ anh đồng ý. Tôi chưa bao giờ trách Lý về điều ấy, hơn ai hết, tôi hiểu tính kiêu hãnh của một đứa nhỏ lớn lên từ những tổn thương. Tổn thương ít tạo ra những đứa trẻ tự ti, tổn thương lớn lại tạo ra những đứa trẻ kiêu hãnh.

Phố núi chẳng còn gì giữ chân tôi lại, sau ngày ấy. Tôi học xong, ở lại Sài Gòn, thi thoảng quay về quê, ngủ vùi trong sự nuông chiều của ông bà nội và ông bố chẳng bao giờ nặng lời với con gái.

Những khi về, tôi ghé nhà bà nội Lý, hỏi han về anh. Bà vẫn hằng ngày tỉ mẩn bên những bức tranh đang thêu dang dở đã nhuốm màu thời gian. Bà vẫn nhắc tới Lý với giọng âu yếm. Đôi khi bà khóc vì nhớ Lý quá. Khóc hầng hậc với gò má nhăn nheo co rúm lại mà mắt thì chỉ ươn ướt, ươn ướt, chẳng chảy nổi ra khỏi bờ mi mắt.

Nước mắt của bà chắc đã trôi xa thật xa phương nào đó, trong vạt quá khứ nào đó. Năm bà mất gục bên bức thêu, Lý vẫn ở trong tù.

Lý biến mất khỏi cuộc đời tôi cũng từ đó. Lâu lâu gặp bạn cũ, cả đám nhắc tới Lý, ngơ ngác nhìn nhau vì chẳng đứa nào nắm được thông tin gì. Chỉ biết Lý ra tù, rời quê cũ, hình như xuống Sài Gòn từ lâu.

Mà Sài Gòn thì rộng, bao đường chằng chéo, song song… Chúng tôi chẳng bao giờ gặp nhau giữa trăm nghìn ngả đường chen chúc.

Cho tới ngày kia, tôi tình cờ gặp Lý. Không phải trên một ngả đường, hàng quán nào đó như tôi vẫn đôi khi cố ý kiếm tìm, mà trên Facebook. Tôi đã có gần 100 lần gõ tên Lý trên Face, chẳng bao giờ cho kết quả đúng người tôi tìm.

Ngày kia, một kẻ ẩn danh với tên "Nỗi Buồn Đi Hoang" bình luận điều gì đó trên Facebook một người bạn tôi. Bình luận ấy hiện lên trang chủ. Tôi vô tình nổi hứng tò mò đúng lúc ấy và tìm thấy anh từ bức hình chụp không rõ mặt. Lý, một mình giữa những con đường mù sương, trên cao những đèo những núi.

Bức hình chụp toàn cảnh rộng, người chụp chỉ đứng từ xa. Đã hơn 10 năm, tôi vẫn nhìn ra anh, dù có giấu mặt sau những làn sương phủ mờ câm mờ kín.

* * *

Lý ngồi trước mắt tôi. Anh nói, anh đến, chỉ vì muốn tôi kể anh nghe về chặng đường đã qua của tôi mà anh không có mặt. Tôi nghĩ đơn giản hơn, bằng ấy năm, đâu có lý do gì nữa để phải trốn mặt nhau.

- Em 2 chồng rồi - Tôi nói.

- Mà lại hút thuốc nhiều hơn xưa à?

- Hai chồng có liên quan tới hút thuốc à? - Tôi bướng bỉnh cãi. Có điều gì đó khó hiểu khi cứ gặp mặt Lý, sau bằng ấy năm kiếm tìm, tôi vẫn có thể gân cổ lên cãi. Mà nhẽ ra điều tôi cần phải thể hiện là những cuống quýt đợi chờ mong mỏi như từ tối qua đến sáng nay, sau khi hẹn nhau ra quán nhỏ này.

- Anh vẫn nợ em lời hứa…

Lý chìa trước mắt tôi một hộp nhỏ. Tôi thản nhiên mở. Chiếc nhẫn kim cương lấp lánh. Tôi cười, đẩy chiếc nhẫn về phía Lý:

- Cất đi. Em không cần nhẫn. Có hai cái nhẫn cưới em còn không giữ…

- Nhưng cái nhẫn này em cần giữ. Vì anh đã giữ gần 10 năm nay, chỉ để đến ngày anh thấy mình vượt qua được mặc cảm mà gặp lại em.

- Ngốc… - Bất chợt, tôi khóc. Lý cũng khóc. Chúng tôi nhìn nhau qua màn nước mắt.

Lý hỏi, có phải vì Lý mà tôi không hạnh phúc? Không, dĩ nhiên là không, tôi cười mà nghe những trĩu nặng vây bủa quanh mình. Lần đầu tôi lấy chồng khi tuổi đã băm đi băm lại, cần nghĩ tới một điểm dừng.

Điểm dừng của tôi không xây dựng từ tình yêu, với một người bạn hiền lành, tử tế học chung lớp đại học. Sự tử tế giữa người với người có thể giữ được mối quan hệ bè bạn dài lâu nhưng không bao giờ giữ được vợ chồng dài lâu. Lần thứ hai lấy trúng một người…

Biết nói sao nhỉ, người ấy quý tôi, con gái người ấy quý tôi hơn cả mẹ nó, gọi tôi là mẹ. Mẹ nó, cũng như mẹ tôi, với lý do đi làm xa để đổi đời, quăng con gái lại cho "gà trống". Mà "gà trống" ấy tối ngày miệt mài đi công trình, lên rừng xuống biển.

Người ấy kể về vợ cũ không ra gì. Tôi từng thương anh và thương con gái anh đứt ruột. Cho tới sau ngày cưới vài tuần, tôi nhận ra anh không một chút hào hứng với "chuyện chăn gối".

Ngày chia tay, tôi ôm con gái anh. Con bé khóc như mưa, cùng với ba nó khản giọng gọi tôi đừng đi. Đúng là tôi có thể không đi, nếu anh cũng là một người nữ, như tôi. Chúng tôi sẽ như những đứa bạn sống chung nhà, cùng yêu thương một đứa nhỏ thiếu mẹ. Tôi soi thấy tuổi thơ sớm đổ vỡ của tôi trong mắt trong veo sầu thảm của con bé.

- Còn anh, vợ con thế nào rồi?

Bất ngờ tôi hỏi. Hình như có chút hụt hơi. Mà thực tình, tôi không hiểu nổi vì sao hơi thở mình gấp gáp như kẻ hụt hơi khi hỏi điều ấy. 10 năm đâu phải là quãng thời gian ngắn.

- Anh… anh… Mà thôi, nói chuyện khác đi.

Cơn mưa đêm vừa dứt hạt. Chúng tôi rời quán cà phê. Lý chở tôi dọc con phố ẩm ướt, lành lạnh. Tôi ngồi phía sau, quàng tay ôm người Lý. Áp mặt vào lưng Lý hít mùi mồ hôi thân thuộc như chưa bao giờ biết khoảng cách 10 năm đã qua.

Cảm giác yên ổn như ngày mười tám hai mươi vẫn quẩn quanh đâu đó trong mình, sau bao chông chênh, đổ vỡ rốt cùng vẫn còn lại để có khi mong thèm được bám víu lấy, như là lúc này…

Tối ấy, Lý nhắn tin cho tôi rằng, anh chỉ muốn quay lại ngày xưa.

Tôi, luôn là kẻ có đầu óc tỉnh táo hơn, nhắn lại: "Sống với quá khứ là tự ướp xác mình khi vẫn còn đang thở!". Câu ấy, thực tình cũng chẳng phải do tôi nghĩ ra, là tôi lụm đâu đó trên FB trong những lúc lòng vòng trên Facebook đi tìm Lý mà không tìm ra.

* * *

Tôi quay lại ngôi nhà cũ, nơi tôi chỉ sống chung vài tuần với người chồng thứ hai. Chậu hoa tôi trồng vẫn nở ở đó mỗi ngày, đồ đạc tôi để vẫn ở yên chỗ cũ. Chỉ có khác một điều, chúng tôi thống nhất, anh sẽ ở tầng một, tôi và bé con ở tầng hai. Cũng chẳng ảnh hưởng gì nhau nhiều vì công việc kỹ sư cầu đường khiến anh nay đây mai đó, chẳng mấy lúc ở nhà.

Những điều ấy suy cho cùng chẳng quan trọng gì. Điều quan trọng lúc này là tôi đã nhìn thấy những vui tươi, ấm áp trong ánh mắt con bé, những điều mà tuổi thơ tôi không có… Và chỉ cần có thế, lòng tôi ấm áp những tin yêu.

Bạn bè vẫn biết, tôi là mẹ đơn thân của một cô gái nhỏ cực kỳ đáng yêu. Cô bé gọi tôi là "Bò mẹ" và tự gọi mình là "Bê con". Đôi khi ai đó vô tình nói rằng hai mẹ con trông rất giống nhau.

Con bé gật đầu xác nhận: "Vâng ạ, Bê con đương nhiên là giống Bò mẹ rồi". Còn tôi, hạnh phúc với suy nghĩ rằng, khi có một sợi dây yêu thương bền chặt gắn kết thì chúng tôi sẽ mang những gương mặt giống nhau.
DanQuyen.com (Theo phunuvietnam.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    CON MÈO LƯỜI NGỦ TRONG QUÁN CAFE (15-04-2023)
    Vì ta yêu nhau (10-04-2023)
    Gã lượm ve chai (01-04-2023)
    Chị em gái (14-02-2023)
    Bỏ lại vệt nắng sau lưng (21-07-2022)
    Tiếng kinh chiều (19-12-2021)
    Gió Đêm (16-10-2021)
    Vẫn còn chút nắng (30-11-2019)
    MẸ TÔI (24-10-2019)
    FOR MY FIRST LOVE (30-09-2019)
    ÁNH TRĂNG VÀ KẺ HAI LÒNG (08-09-2019)
    GIÀU, NGHÈO KHÔNG PHẢI YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH BẢN LĨNH CỦA MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG. (18-08-2019)
    KHÔNG BAO GIỜ CÓ CÁI ĐƯỢC GỌI LÀ SỐ PHẬN HAY ĐỊNH MỆNH (26-07-2019)
    MỖI NGÀY LÀ MỘT NGÀY ĐẶC BIỆT (11-07-2019)
    GẶP MẸ TRONG MƠ (29-06-2019)
    MÀU NƯỚC MẮT (25-05-2019)
    THƯƠNG QUÁ NHÃN LỒNG (04-05-2019)
    KHI CÁI CHỮ KHÔNG GÁNH NỔI NỢ ĐỜI (12-04-2019)
    TÂM SỰ BÁC SỸ (25-03-2019)
    Hạt giống thời gian (09-03-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152751854.